22l5.com 229
phát triển chưa từng có của sở hữu chéo giữa các công ti tài chính và phi tài chính trong cùng
một nước (đặc biệt là sự thổi phồng đáng kể của các bảng tổng kết ngân hàng, quá lớn so với
với sự tăng lên của các quĩ riêng
39
trong các ngân hàng đó), cũng như đầu tư chéo giữa các quốc
gia.
Về việc này, bạn đọc lưu ý là hiện tượng đầu tư chéo giữa các nước tại Châu Âu (bắt đầu
bằng Liên hiệp Anh, Đức và Pháp - nơi mà tài sản tài chính do các nước khác sở hữu chiếm từ
một phần tư đến một nửa tổng tài sản tài chính trong nước, tức là rất đáng kể) là lớn hơn rất
nhiều so với những nền kinh tế có kích cỡ lớn hơn như Mĩ hoặc Nhật (tại hai nước này phần tài
sản tài chính do các nước khác sở hữu không vượt quá một phần mười tổng tài sản tài chính
trong nước là mấy)
40
. Điều này làm tăng cảm giác bị mất sở hữu (nhất là tại Châu Âu), đôi khi
hơi thái quá (người ta quên ngay rằng nếu các công ti hay nợ công cộng của nước mình phần
lớn bị sở hữu bởi phần còn lại của thế giới, thì người ta cũng sở hữu những tài sản ngoài nước
tương đương như thế, thông qua các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và các sản phẩm tài chính đa
dạng khác), nhưng cũng có phần có lí. Thật vậy, cấu trúc sở hữu tài sản nói trên làm các nước
nhỏ, nhất là các nước nhỏ tại Châu Âu, trở nên rất dễ tổn thương, theo nghĩa là chỉ cần những
“sai sót” nhỏ trong việc tính giá tài sản và nợ tài chính do một nước nào đó sở hữu có thể dẫn
đến những thay đổi rất lớn trong cán cân tài sản nét của nước đang xét
41
. Ngoài ra ta nhận
thấy rằng tiến trình của tài sản nét tại các nước khác nhau được quyết định không chỉ bằng sự
tích lũy khoản tiền dư thừa (hay thiếu hụt) của cán cân thương mại, mà còn bằng sự khác biệt
rất lớn trong tỉ lệ lãi trên tài sản và nợ tài chính mà các nước đang xét thu được
42
. Nói thêm là
như các khoản tiền cá cược trên một sự kiện thể thao không làm ảnh hưởng đến tổng tài sản quốc gia). Xem phụ
lục kĩ thuật.
39
người dịch. Nguyên bản: fonds propres.
40
Ví dụ, tài sản tài chính mà phần còn lại của thế giới sở hữu tại Pháp chiếm 310% thu nhập quốc gia của
Pháp năm 2010, và tài sản tài chính do dân Pháp sở hữu trong phần còn lại của thế giới chiếm 300% thu nhập
quốc gia, do đó cán cân tài sản là -10%. Tại Mĩ, cán cân tài sản là -20% thu nhập quốc gia, tương ứng với khối
tài sản tài chính khoảng 120% do phần còn lại của thế giới sở hữu tại Mĩ và khoảng 100% do người Mĩ sở hữu ở
ngoài nước. Xem biểu đồ S5.5-S5.11(có trên mạng) để biết thêm về các dãy số chi tiết cho từng nước.
41
Liên quan đến việc này ta lưu ý là sự khác biệt chính giữa bong bóng tài sản của Nhật và của Tây Ban Nha
là Tây Ban Nha hiện nay đang có cán cân tài sản âm vào khoảng một năm thu nhập quốc gia (điều làm cho tình
hình nước này nước trở nên rất lằng nhằng), trong khi Nhật Bản có cán cân tài sản dương cũng vào khoảng một
năm thu nhập. Xem phụ lục kĩ thuật.
42
Đặc biệt, do Mĩ có thiếu hụt thương mại rất lớn, cán cân tài sản nét của Mĩ đúng ra phải âm hơn rất nhiều
so với mức thực tế. Cách biệt này được giải thích bằng việc tài sản của Mĩ ở ngoài nước thu được tỉ lệ lãi rất
cao (chủ yếu là phiếu góp vốn) và nợ chỉ phải trả lãi thấp (nhất là các giấy ghi nợ của Mĩ). Về chủ đề này mời
bạn đọc xem các công trình của P.O.Gourinchas và H.Rey trích dẫn trong phần phụ lục. Ngược lại, cán cân nét
của Đức đúng ra phải cao hơn so với mức thực tế, và điều này được giải thích bằng việc tài sản của Đức đặt tại
nước ngoài có tỉ lệ lãi thấp (có thể là nguyên nhân phần nào cho sự cảnh giác đối với Đức hiện nay). Trong phụ
lục kĩ thuật chúng tôi đã phân tách trên qui mô toàn cầu sự tích lũy tài sản ngoài nước của các nước giàu trong
giai đoạn 1970-2010 thành hai hiệu ứng: hiệu ứng cán cân thương mại và hiệu ứng tỉ lệ lãi trên danh mục tài sản